1. Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của EPS
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức: EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/ lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.
Chỉ số EPS được sử dụng như thế nào?
EPS được sử dụng như một cách đánh giá khả năng sinh ra lợi nhuận của một dự án, một công ty. Thông thường, các công ty sẽ sử dụng EPS như một thước đo để phân chia khoản lãi cho các cổ phiếu đang được lưu thông trên thị trường.
2 Các loại EPS
2.1 EPS cơ bản (basic EPS)
- EPS cơ bản là lợi nhuận cơ bản trên 1 cổ phiếu. EPS cơ bản phổ biến hơn EPS pha loãng.
- EPS cơ bản = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.
2.2 EPS pha loãng (Diluted EPS)
- EPS pha loãng được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phát hành thêm.
- EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi).
NHẬN TÀI LIỆU CHỨNG KHOÁN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
3. Cách tính chỉ số EPS
Để tính chỉ số EPS cơ bản của một doanh nghiệp, bạn sẽ cần đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh để thu nhặt các số liệu cần thiết sau:
Khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.
Chi trả cổ tức ưu đãi (nếu có). Thông thường nó được ấn định dựa vào một tỷ lệ cố định có trên mệnh giá.
Lợi nhuận sau thuế (PAT) hay thu nhập ròng. Công thức tính lợi nhuận sau thuế = Doanh thu thuần + lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính + các khoản thu nhập bất thường khác – giá vốn bán hàng – chi phí (chi phí quản lý doanh nghiệp + phí bán hàng + các khoản phí bất thường) – thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?
một doanh nghiệp muốn được đánh giá đang hoạt động kinh doanh tốt thì phải có chỉ số EPS> 1.500 đồng và duy trì nhiều năm, có xu hướng tăng. Ít nhất cũng nên EPS>1.000 đồng.
5. Mối quan hệ giữa PE và EPS
Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price – P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) và được tính bởi công thức: P/E = P/EPS.
Hệ số P/E cho thấy, giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu.
6. Lưu ý hạn chế và nhược điểm của chỉ số EPS
EPS là một trong những chỉ số phân tích nhanh được sử dụng phổ biến khi đánh giá cổ phiếu trên thị trường. Trong nhiều trường hợp chỉ số này vẫn bộc lộ một vài điểm hạn chế như: Lợi nhuận lũy kế có thể âm nên khi kết hợp để tính chỉ số P/E sẽ không còn ý nghĩa. Trường hợp này bạn có thể sử dụng chỉ số P/B để thay thế.
Giả sử công ty A đang sở hữu 5% cổ phần tại công ty B. Giá cổ phiếu công ty B đã tăng 300% so với lúc công ty A mua cổ phần này.
Một khoản thu nhập khổng lồ đã được đem về công ty A khi bán hết số cổ phần của công ty B.
Khoản thu nhập này được xem là bất thường bởi không có gì đảm bảo trong tương lai công ty sẽ lại có một khoản thu nhập như vậy.
Khi đó EPS được điều chỉnh lại theo công thức sau:
Như vậy qua bài viết này bạn đã biết chỉ số EPS là gì, các loại EPS, cách tính EPS như thế nào. Đây là một chỉ số cơ bản để lựa chọn được cổ phiếu có tốt hay không. Hãy xem thêm một số chỉ số khác và tiến hành lựa chọn cổ phiểu tốt nhất để đầu tư bạn nhé!