CHỈ SỐ ROA LÀ GÌ – CÁCH VẬN DỤNG ROA TỐT NHẤT NHÀ ĐẦU TƯ NÊN BIẾT

0
610
Chỉ số ROA là gì
Chỉ số ROA là gì

ROA là gì và kinh nghiệm vận dụng chỉ số ROA như thế nào để đem lại hiệu quả đầu tư tốt nhất, chính xác nhất? Đừng bỏ lỡ tất cả những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về chỉ số ROA mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần nắm rõ trong bài viết dưới đây!

1. Chỉ số ROA là gì

Chỉ số ROA (viết tắt của Return On Assets) là chỉ số lợi nhuận dựa trên tổng tài sản của một công ty. ROA chính là tỷ suất sinh lời trên tổng số tài sản được sử dụng vào việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chuyên gia nhận định, ROA là một trong những chỉ số cực kỳ quan trọng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, có khả năng đo lường một cách chính xác chỉ số sinh lời trên mỗi đồng vốn bỏ ra của doanh nghiệp đó. Từ chỉ số ROA, bản thân chủ doanh nghiệp có thể xác định được hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra những giải pháp kinh doanh phù hợp và đúng hướng.

Chính bởi vậy, ROA không chỉ là chỉ số hữu ích trong hoạt động phân tích và nhận định của các nhà đầu tư mà còn trở thành mối quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp.

2. Công thức tính ROA

Thông thường, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ áp dụng công thức tính chỉ số ROA như sau:

ROA = Lợi nhuận ròng (hay lợi nhuận sau thuế) / Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp x 100%

Trong đó:

+ Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế): là số tiền mà doanh nghiệp nhận được từ hoạt động kinh doanh sau khi khấu trừ đi tất cả những chi phí liên quan.

+ Tổng số vốn đầu tư: là toàn bộ số vốn của doanh nghiệp dùng cho hoạt động kinh doanh, bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn đi vay.

Ví dụ:

Công ty A có vốn chủ sở hữu là 50 tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt 9 tỷ đồng. Theo công thức, ta có thể tính được:

ROA = 9/50 x 100% = 18%

3. Ý nghĩa chỉ số ROA

Chỉ số ROA chính là thước đo mức độ kinh doanh hiệu quả của một doanh nghiệp. Khi nhìn vào chỉ số ROA, nhà đầu tư thấy được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu lãi trên 1 đồng vốn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tự mình nhìn vào ROA để có thể đưa ra hướng phát triển và điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho hiệu quả nhất.

Có thể thấy rằng, chỉ số ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp lại càng hiệu quả. Do đó, những mã chứng khoán có ROA cao thường sẽ được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng hơn cả và tất yếu giá của chúng cũng cao và có xu hướng tăng theo ROA.

Tóm gọn lại, ROA được đánh giá là hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

4. Chỉ số ROA nói lên điều gì? Tỷ lệ ROA bao nhiêu là tốt

Chỉ số ROAROE có mối quan hệ với nhau thông qua hệ số nợ. Nếu như nợ càng ít tất nhiên sẽ càng tốt, nhưng sẽ càng tốt hơn nếu Nợ/Vốn chủ sở hữu < 1

Dựa theo quy chuẩn quốc tế, khi chỉ số ROE > 15% thì công ty được đánh giá là đầy đủ năng lực tài chính. Khi đó, chỉ số ROA > 7,5%.

Tuy nhiên, khi theo dõi chỉ số ROA, không nên chỉ xét trên từng năm lẻ mà nên nhìn tổng thể qua nhiều năm (ít nhất từ 3-5 năm). Nếu trong khoảng thời gian đó, doanh nghiệp duy trì được chỉ số ROA ≥10% và kéo dài trên 3 năm thì mới được đánh giá là một doanh nghiệp phát triển tốt.

Ngoài ra, xu hướng ROA cũng là yếu tố nhà đầu tư nên quan tâm. Nếu như trong 3-5 năm gần nhất, ROA của doanh nghiệp có xu hướng tăng đều tức là doanh nghiệp đang có kế hoạch kinh doanh sử dụng tài sản hiệu quả, là điểm nên cân nhắc đầu tư và ngược lại.

Tóm lại, chỉ số ROA nói lên khả năng sử dụng tài sản kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp.

Chỉ số ROA được đánh giá tốt khi đạt đủ các tiêu chí:

+ ROA > 7.5%

+ Xu hướng ROA ngày càng tăng

+ Chỉ số ROA ổn định hoặc tăng nhẹ duy trì trong ít nhất 3 năm

Lưu ý: Những đánh giá trên về tỷ lệ tốt của chỉ số ROA không áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính như: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,… bởi đây là nhóm ngành sở hữu đòn bẩy cao. Ví dụ như: Nhóm ngành ngân hàng nếu duy trì được ROA > 2% là một tỷ lệ khá tốt và đáng để đầu tư.

5. Ví dụ về chỉ số ROA

Sau khi đã trang bị những kiến thức nền cơ bản nhất về chỉ số ROA, hãy cùng Chứng khoán cho người mới bắt đầu phân tích một số ví dụ tiêu biểu về ROA nhé.

5.1 Chỉ số ROA của Vinamilk (mã: VNM)

https://lh5.googleusercontent.com/3RVkDbl3lSLAC9URUvf-N53DHiWdzQyNq_FU7J4_S45u-gkdmFnUb-f6KucImWK1E053n5aXqFdoiA9cHsRGwyl9wmBmkBs7hnw8VrfR-i5twGukU3J0RuU9QlsoRoO8RQpWo1jf

Ta thấy chỉ số ROA của Vinamilk (VNM) luôn duy trì ở mức >25%, từ năm 2017 đến 2019 lần lượt là 32,10%, 28,34%, 28.29%, 25,72%.

Điều này có nghĩa là Vinamilk đang sử dụng nguồn tài sản cổ đông để kinh doanh rất hiệu quả, đó là một tín hiệu tốt cho thấy giá cổ phiếu mã VNM sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, xứng đáng là mã có thể nắm giữ dài hạn.

Ngoài Vinamilk, một số mã cũng có chỉ số ROA khá tốt là: TCT, WCS, HPG, SKG, FPT,… Nhà đầu tư nên chọn lọc thời điểm mua để có thể sở hữu được mức giá hợp lý nhất cho mình.

5.2 Chỉ số ROA của cổ phiếu CTCP tập đoàn FLC (FLC)

https://lh5.googleusercontent.com/cq8s3YkfNkYQbR_naBHV5oIi_NSkrBxq91Jpy1XooygFtcm6-y_UlrYf_wXosI8k1-bsRv4e2G809K1GJLsI74R8r_MxLo52TM00SXp49zsV0xZKkr7zPJMi_TR2yoTVGhil53_J

Qua thống kê, ta thấy ROA của tập đoàn FLC từ năm 2017 đến 2019 luôn nhỏ hơn 7,5%, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh không mấy tốt đẹp.

Nhà đầu tư nên xem xét thêm nhiều yếu tố khác, tuy nhiên theo khuyến nghị, những cổ phiếu như: FLC, HAI, ART, KLF, ROS,… là những mã nên đầu tư lướt sóng, không nên nắm giữ dài hạn.

6. Mối liên hệ giữa chỉ số ROA và ROE

6.1. Chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE (viết tắt của Return On Equity) là lợi nhuận trên số vốn chủ sở hữu, hay là lợi nhuận tính trên số vốn của công ty.

Nói một cách dễ hiểu hơn, ROE là khi doanh nghiệp dùng toàn bộ số vốn của mình, không vay mượn ai để kinh doanh. Sau 12 tháng, số tiền lời mà doanh nghiệp kiếm được đó chính là chỉ số ROE.

Công thức tính chỉ số ROE:

ROE = Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) / Vốn chủ sở hữu x 100%

Trong đó:

+ Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) là lợi nhuận thu được sau khi đã khấu trừ tất cả chi phí liên quan.

+ Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của doanh nghiệp tự bỏ ra, không bao gồm nguồn vốn đi vay.

Ví dụ: Doanh nghiệp B có vốn chủ sở hữu là 80 tỷ và lợi nhuận sau thuế thu được trong năm 2020 là 20 tỷ. Khi đó, ta tính được: ROE = 20 / 80 x 100% = 25%

6.2. Mối liên hệ giữa chỉ số ROA và ROE

Mối liên hệ giữa chỉ số ROA và ROE thường được sử dụng dựa trên công thức sau:

Đòn bẩy tài chính = ROE / ROA = Tổng tài sản hiện có / Vốn chủ sở hữu

Công thức trên hỗ trợ các nhà quản lý có thể đánh giá được khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Khi kết quả của đòn bẩy tài chính ở mức càng thấp thì càng chứng tỏ khả năng sử dụng vốn cũng như sự phát triển của doanh nghiệp càng tốt. Và ngược lại, đòn bẩy tài chính càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang cần phải sử dụng nguồn vốn vay từ bên ngoài để duy trì hoạt động kinh doanh của mình.

Chính bởi vậy, nhiều doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng vào việc đẩy mạnh chỉ số ROE để giúp cho quá trình kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp theo hướng tốt hơn, ổn định hơn.

Tóm lại, chỉ số ROA là gì, cách phân tích và vận dụng 2 chỉ số này vào hoạt động đầu tư cũng như quản lý doanh nghiệp đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong nội dung của bài viết này. Hy vọng với những thông tin đầy đủ trên, bạn đã có thêm những kiến thức cơ bản nhất về chỉ số ROA và ROE, áp dụng thành công vào quá trình đầu tư và định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất trên Chứng khoán cho người mới bắt đầu để cập nhật những thông tin hấp dẫn nhất về thị trường đầu tư sôi động mỗi ngày.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây