1. Chỉ số ROE là gì?
ROE (Return On Equity), có nghĩa là Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn.
Tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu (còn gọi là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu)
ROE trong chứng khoán là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
ROE được tính bằng cách lấy lãi ròng sau thuế chia cho tổng giá trị vốn chủ sở hữu dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo tài chính cuối kỳ này (6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm).
2. Chỉ số ROE tính như thế nào?
ROE= 100% X Lợi nhuận ròng sau thuế kỳ này / tổng vốn chủ đầu kỳ
Doanh nghiệp X dựa vào bảng cân đối kế toán cuối kỳ này: Ví dụ
Lợi nhuận ròng sau thuế kỳ này là: 15.000.000đ
Tổng giá trị vốn chủ sở hữu đầu kỳ là: 100.000.000đ
ROE = 15.000.000/100.000.000 x 100% = 0,15 hay 15%
Điều này có nghĩa là 0,15 đồng lợi nhuận ròng đạt được từ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra. Doanh nghiệp thường dùng chỉ số này để so sánh mức sinh lời từng quý của một doanh nghiệp hoặc của các doanh nghiệp khác nhau.
Bạn có thể lấy chỉ số ROE ở các nguồn dữ liệu có sẵn qua các công cụ lọc dữ liệu hoặc xem trực tiếp trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Bước 1: Xác định chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế
Bước 2: Xác định chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu bình quân
Bước 3: Tính chỉ số ROE
NHẬN TÀI LIỆU CHỨNG KHOÁN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
3. Chỉ số ROE thế nào là tốt
Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì sử dụng vốn càng có hiệu quả. Các loại cổ phiếu có ROE cao sẽ được các nhà đầu tư ưa chuộng.
Tuy nhiên để đánh giá cao hay thấp bạn còn cần phụ thuộc vào ngành hàng của doanh nghiệp kinh doanh. Ví dụ như với ngành hàng tiêu dùng thì ROE trung bình ở mức 15,4% nhưng với ngành công nghệ thông tin thì ROE khoảng >20%.
Theo tiêu chí CANSLIM của Wiliam O’Neil thì ROE của doanh nghiệp cũng phải tối thiểu 15%.
Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ xét một năm riêng lẻ mà nên là nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Theo cá nhân tác giả, nếu doanh nghiệp duy trì được ROE >=20% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì mới thuyết phục rằng doanh nghiệp có vị trí trên thương trường.
4. Cách ứng dụng chỉ số ROE hiệu quả nhất
Sử dụng chỉ số ROE để lựa chọn doanh nghiệp thông qua đánh giá tốc độ tăng trưởng
4.1 Tốc độ tăng trưởng của công ty:
g = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư
Trong đó:
- g: là tốc độ tăng trưởng của công ty (%).
- ROE: là tỷ lệ giữa lợi nhuận của công ty trên vốn chủ sở hữu bình quân.
- Tỷ lệ tái đầu tư (Retention ratio): Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông.
Tỷ lệ tái đầu tư = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức)
4.2 Sử dụng chỉ số ROE để đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho cổ đông
Chúng ta sẽ thấy sự liên quan chặt chẽ giữa ROE và chi phí sử dụng vốn cổ đông (cost of equity – ke):
- Khi đầu tư vào một ngành rủi ro, các nhà đầu tư thường yêu cầu “premium” (phí bảo hiểm), dẫn đến chi phí vốn lớn hơn.
- Khi lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn chi phí vốn chủ sở hữu (ROE < Ke), doanh nghiệp đang hoạt động kém hơn dự kiến.
- Bạn sẽ là người thua cuộc nếu không đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể cải thiện tình hình.
- Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn chi phí vốn chủ sở hữu (ROE> Ke) cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt ngoài mong đợi của cổ đông.
4.3 Sử dụng ROE để xác định các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững
- Các doanh nghiệp đầu ngành thường có lợi thế về công nghệ, quy mô sản xuất khiến giá vốn trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn.
- Những doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ có quyền đưa ra mức giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác nhờ vào độ uy tín cũng như chế độ chăm sóc khách hàng, bảo hành.
Nhờ những lợi thế kể trên, các doanh nghiệp này thường có tỷ suất sinh lời và ROE cao hơn mức trung bình của ngành.
5. Lưu ý những hạn chế về chỉ số roe
5.1 Chỉ số ROE không ổn định bởi lợi nhuận bất thường
- Trong một số trường hợp, ROE biến động và lên xuống bất thường do không xác định được lợi nhuận của công ty. Năm có nhiều dự án, lãi không đều, năm lợi nhuận thấp, năm lợi nhuận cao hoặc năm không có lãi do thiếu dự án, năm thua lỗ v.v.
- Nếu một doanh nghiệp để xảy ra các khoản lợi nhuận biến động một cách thường xuyên hay một khoản thu nhập bất thường. Những điều này có thể có tác động tiêu cực đến việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.
5.2 Chỉ số ROE có thể bị điều chỉnh bởi chính sách kế toán
- ROE có thể được điều chỉnh theo các quy tắc kế toán của công ty, các quy tắc kế toán có thể làm sai lệch tỷ suất lợi nhuận trên vốn của công ty. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất của ROE.
- Không nên đánh giá quá cao ROE, cần kết hợp ROE với các chỉ số tài chính khác để có kết quả tốt hơn.
5.3 Chỉ số ROE có thể tăng bằng thủ thuật mua lại cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp
- Tỷ số ROE hoàn toàn có thể bị bóp méo, nếu công ty mua lại cổ phiếu quỹ của chính mình để giảm vốn chủ sở hữu thì lợi nhuận vẫn giữ nguyên nên sẽ làm tăng ROE hoặc tăng lợi nhuận bằng các thủ thuật kế toán.
Có nhiều chỉ số và phương pháp khác để đầu tư, không nhất thiết phải có ROE cao.