1. Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành.

Ví dụ, doanh nghiệp cổ phần có vốn điều lệ là 10 tỷ đồng thì số cổ phần đại diện cho việc sở hữu doanh nghiệp này là 1 triệu cổ phiếu, mỗi cổ phiếu đại diện cho 10 nghìn vốn điều lệ.

2. Các loại cổ phiếu

Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành hai dạng cổ phiếu:

2.1 Cổ phiếu thường, cổ phiếu phổ thông

Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thường được:

  • Quyền tự do chuyển nhượng.
  • Quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông.
  • Được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
  • Cổ phiếu phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi.

2.2 Cổ phiếu ưu đãi:

Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như:

  • Lợi tức ổn định.
  • Không có quyền được bầu cử, ứng cử.
  • Được nhận cổ tức đầu tiên. Khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước sau đó mới đến cổ đông thường.

NHẬN TÀI LIỆU CHỨNG KHOÁN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

    2.2.1 Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

    Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phiếu ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

    2.2.2 Cổ phiếu ưu đãi cổ tức

    Cổ phiếu ưu đãi cổ tức là cổ phiếu được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

    2.2.3 Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

    Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là cổ phiếu được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

    2.2.4 Cổ phiếu ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định

    Lưu ý: Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.

    3. Sở hữu cổ phiếu thì có quyền gì với doanh nghiệp

    Các cổ đông sở hữu cổ phiếu có quyền hạn và trách nhiệm đối với công ty như: Được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh; Được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát công ty; Và phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình.

    4. Tại sao nên đầu tư vào cổ phiếu

    • Có quyền biểu quyết trong doanh nghiệp.
    • Khả năng mang lại lợi nhuận cao trong dài hạn.
    • Chứng khoán là tài sản thanh khoản cao nhất chỉ sau tiền mặt.
    • Kênh đầu tư linh hoạt ngoài bất động sản, vàng.
    • Vốn đầu tư thấp.

    5. Đầu tư cổ phiếu như thế nào

    Bước 1: Hướng dẫn mở tài khoản

    Ở một số công ty chứng khoán yêu cầu phải đến trực tiếp trụ sở công ty hoặc phải gửi hồ sơ qua bưu điện. Tuy nhiên mình khuyến nghị mở tài khoản tại VPS. Bạn sẽ mở được tài khoản online nhanh chóng chỉ trong 3 phút. Mở tài khoản tại đây.

    https://openaccount.vps.com.vn/?MKTID=F330

    (Mở tài khoản qua link này các bạn sẽ được miễn phí giao dịch tháng đầu và nhận tư vấn đầu tư 1-1 từ mình. Nếu bạn chưa biết gì về thị trường thì đừng lo lắng. Mình sẽ đồng hành với bạn!)

    Bước 2: chuyển tiền vào tài khoản

    Ở đây mình sẽ hướng dẫn chuyển tiền vào tài khoản VPS.

     

    Hướng dẫn chuyển tiền vào tài khoản VPS

    Chuyển tiền vào tài khoản VPS

    Chi tiết các bước như sau:

    • Hướng dẫn nộp 0026 VPBank nhận được tiền vào TKCK ngay tức thì:
    • Lựa chọn chức năng “Chuyển tiền nhanh 24/07 tại Interet banking/Digital banking/Mobile
      banking của các ngân hàng (trừ VPBank)
    • Chọn ngân hàng thụ hưởng: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank
    • Nhập số tải khoản thụ hưởng: 0026 + số tài khoản chứng khoán bao gồm cả số tiểu khoản
      (1/3/6/8). Ví dụ: 00261234561 trong đó 123456 là số tài khoản chứng khoán và 1 là số tiếu
      khoản.
    • Tên tài khoản thụ hưởng: Tên chủ TKCK.
    • Nhập số tiền cẩn chuyển khoản vào TKCK (hạn mức tối đa cho mỗi lần giao dịch là
      499.999.999 VND/giao dịch hoặc tùy từng ngân hàng quy định)
    • Nội dung chuyển tiền: Để trống (hoặc điền theo nhu cầu)

    Bước 3: giao dịch đặt lệnh

    THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH

    KHỚP LỆNH ĐỊNH KỲ

    Là phương thức khớp lệnh được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh MUA/BÁN tại một thời điểm nhất định

    KHỚP LỆNH LIÊN TỤC

    Là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở khớp các lệnh MUA/BÁN ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống

    KHỚP LỆNH SAU GIỜ

    Là phương thức khớp lệnh chỉ được áp dụng sau phiên đóng cửa trên sàn HNX

    Lệnh ATO ATC LO MP MOK MAK MTL PLO
    Thời gian 9h00 – 9h15 14h30 – 14h45 9h00 – 11h30

    13h00 – 14h45

    14h45 – 15h00 9h15 – 11h30

    13h00 – 14h45

    14h45 – 15h00
    Sàn HOSE HOSE

    HNX

    HOSE

    HNX

    UPCOM HOSE HNX HNX
    Khớp Cuối phiên ATO/ATC Khớp ngay khi có lệnh MUA/BÁN với mức giá tương ứng trên sàn Khớp ngay nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn

    NGUYÊN TẮC KHỚP LỆNH

    Ưu tiên theo thứ tự sau

    1 2 3
    Ưu tiên về lệnh

    Phiên định kỳ: ATO, ATC

    Phiên liên tục: MP, MTL, MOL

    Ưu tiên về giá

    Mua: giá cao

    Bán: giá thấp

    Ưu tiên về mặt thời gian cho lệnh được đặt trước

    CÁC LOẠI LỆNH

    LO (Lệnh giới hạn – HOSE, HNX, UPCOM) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và có hiệu lực cho đến khi kết thúc phiên giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ
    ATO (Lệnh mở cửa – HOSE) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và có hiệu lực trong phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa
    MP (Lệnh thị trường – HOSE) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và khớp ngay tại thời điểm đặt lệnh trong phiên liên tục. Nếu lệnh không khớp hết, phần còn lại chuyển thành lệnh LO
    MTL (Lệnh thị trường – HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và khớp ngay tại thời điểm đặt lệnh trong phiên liên tục. Nếu lệnh không khớp hết, phần còn lại chuyển thành lệnh LO
    MOK (Lệnh thị trường khớp toàn bộ – HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch, nếu không khớp được toàn bộ, lệnh sẽ bị hủy
    MAK (Lệnh thị trường khớp một phần – HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh có thể khớp toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại sẽ bị hủy sau khi khớp lệnh
    ATC (Lệnh đóng cửa – HOSE, HNX) Lệnh MUA/BÁN được nhập vào hệ thống giao dịch và có hiệu lực trong phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa
    PLO (Lệnh sau giờ – HNX) Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch sau giờ, được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá thực hiện là giá đóng cửa của ngày giao dịch và không được phép sửa, hủy. Các lệnh PLO không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện sẽ tự động hủy.

    6. Nguyên tắc hoạt động của thị trường cổ phiếu

    • Cạnh tranh tự do.
    • Nguyên tắc công khai: mọi hoạt động trên thị trường chứng khoán đều phải công khai. Sở giao dịch chứng khoán công bố thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường. Các tổ chức niêm yết công khai thông tin tài chính hàng năm của công ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, việc nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, người quản lý.
    • Nguyên tắc mua bán qua trung gian: Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán đều được thực hiện thông qua trung gian hay còn gọi là môi giới. Nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng theo quy định hoặc theo thỏa thuận tùy theo hình thức mua bán.
    • Nguyên tắc đấu giá: Giá chứng khoán được xác định thông qua hình thức đấu giá giữa các lệnh mua và lệnh bán. Tất cả những người tham gia thị trường không thể can thiệp vào việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động.

    7. Thuế, phí giao dịch chứng khoán

    Mức thu phí: Phí giao dịch chứng khoán không được vượt qua mức 0.5% của giá trị giao dịch và không quy định mức tối thiểu. Trên thực tế thì mức phí giao dịch hiện nay nằm trong khoảng 0.1 – 0.35%. Các công ty chứng khoán lâu đời thường có mức phí cao hơn các công ty mới. Nguyên nhân là do đã có tệp khách ổn định nên không cần hạ phí để thu hút khách mới. Và mỗi công ty chứng khoán cũng phải nộp phí lên ủy ban chứng khoán.

    Phí được tính cả KHI MUA và cả KHI BÁN:

    • Khi mua cổ phiếu bạn cũng phải mất phí, khi bán bạn cũng phải mất phí.
    • Khi bán cổ phiếu bạn sẽ mất thêm thuế thu nhập cá nhân là 0,1%.
    • Đặc biệt nếu NĐT% khi bán số CP là cổ tức hoặc CP thưởng đã nhận được phải đóng thêm thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là 5%.

    Ví dụ: Bạn mua 300 cổ phiếu VCB với giá 100.000đ/1 CP. Giá trị giao dịch là 30,000,000đ. Giả sử phí 0.35% thì mức tiền phí bạn mất là 30.000.000×0,35%=105.000đ. Một tuần sau giá lên 105.000đ/CP nên bạn muốn bán chốt lời. Giá trị giao dịch là 31.500.000d, phí giao dịch lúc này là 31.500.000x(0,35%+0,1%)= 142.000đ. Tổng phí giao dịch của 2 lần là 105.000+142.000=247.000d. Như vậy, sau một tuần bạn lời được 1.500.000d thì mất 247.000d tiền phí giao dịch. Nếu mức phí giao dịch chứng khoán cao hơn thì bạn còn mất nhiều hơn. Đây là điểm cần lưu ý khi bạn đầu tư kiểu lướt sóng.

    Vậy nên chọn công ty chứng khoán có mức phí rẻ sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Tương ứng với ví dụ trên nếu dùng tài khoản công ty chứng khoán VPS bạn chỉ mất 0,1% phí giao dịch, tính ra với trường hợp trên bạn chỉ mấy 93.000 đồng cho một lần mua bán. Nghĩa với bạn sẽ tiết kiệm được: 153.000d. Vì vậy chọn công ty chứng khoán có mức phí rẻ sẽ tiết kiệm khá nhiều chi phí cho bạn.

    Hiên VPS có mức phí chỉ từ 0,1% rẻ nhất trong các công ty chứng khoán. Bạn có thể đăng ký mở tài khoản tại đây để được miễn phí tháng giao dịch đầu tiên.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây