EBIT là thuật ngữ phổ biến trong giới kinh doanh và đầu tư hiện nay. Nắm rõ EBIT là gì là chìa khóa giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp có những đánh giá khách quan về tình hình tài chính, từ đó có thể đưa ra những quyết định chính xác một cách nhanh chóng hơn.
EBIT là gì, công thức tính chỉ số EBIT và cách vận dụng trong đầu tư chứng khoán hiệu quả ra sao, hãy cùng Chứng khoán cho người mới bắt đầu tìm hiểu và thực hành ngay trong bài viết này.
1. Ebit là gì?
Chỉ số EBIT thường được sử dụng với mục đích chính là đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp, thực chất doanh nghiệp hoạt động có sinh lời và đủ khả năng thanh toán nợ nần hay không, doanh nghiệp có thể duy trì và thực hiện những kế hoạch đã đặt ra hay không. Từ đó, nhà đầu tư có thể nhận định tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Các nhà đầu tư sẽ vận dụng chỉ số EBIT để tiến hành so sánh giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động thuộc cùng một lĩnh vực nhưng khác nhau ở mức thuế thu nhập.
1.1 Ebit là chỉ tiêu gì?
EBIT là lợi nhuận (thu nhập) trước lãi vay và thuế, viết tắt trong tiếng Anh là: Earnings Before Interest and Taxes (EBIT).
Định nghĩa EBIT là gì được hiểu đơn giản là một chỉ tiêu dùng trong việc đánh giá khả năng thu lại lợi nhuận của công ty, bằng cách sử dụng công thức tính thu nhập trừ đi các chi phí khác, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập.
Trong giới kinh doanh, EBIT thường được đề cập đến như một khoản lợi nhuận, thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh, trong đó, 2 yếu tố được quan tâm chủ yếu là Interest (Lãi vay – quyết định nợ vay và cấu trúc vốn) và Taxes (Thuế – xác định doanh nghiệp có nhận được ưu đãi về thuế không).
Hệ số EBIT đã loại bỏ 2 yếu tố về Lãi vay và Thuế giúp làm rõ lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư dễ dàng so sánh phần này giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực.
1.2 3 Công thức tính EBIT phổ biến nhất
Hiện nay, 3 công thức phổ biến để áp dụng tính giá trị EBIT gồm có:
- EBIT = Thu nhập – Chi phí hoạt động
- EBIT = Thu nhập sau thuế + Thuế + Lãi vay
- EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay
1.3 Ví dụ cách tính EBIT trong hoạt động doanh nghiệp
Có thể vận dụng ngay công thức tính EBIT trong hoạt động năm 2019 của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (PPC).
Hãy lưu ý những vùng khoanh màu đỏ trong ảnh dưới đây:
Công thức tính EBIT theo đơn vị tỷ đồng (trong báo cáo tài chính mã cổ phiếu PPC đặt đơn vị là VNĐ) như sau:
EBIT năm 2019 = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay = 1,530 tỷ + 12 tỷ = 1,542 tỷ đồng
Như vậy, trong năm 2019, PPC đã thu được lợi nhuận ròng là 1,542 tỷ đồng sau khi đã khấu trừ đi các chi phí khác.
2. Ebit margin là gì?
2.1 Ebit margin là gì
EBIT Margin được biết đến là hệ số biên của lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ số này thể hiện hiệu quả trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, bao gồm cả chi phí quản lý, bán hàng và vốn.
EBIT Margin được sử dụng để nhà đầu tư so sánh tình hình phát triển qua từng năm của một hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực.
Ngoài chỉ số EBIT Margin, nhà đầu tư có thể tham khảo một số chỉ số khác như: tỷ số khả năng trả lãi, chỉ số định giá cổ phiếu EV/Ebit,… trước khi đưa ra đánh giá.
2.2 Công thức tính EBIT Margin
EBIT Margin được tính bởi công thức sau:
EBIT margin = EBIT (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) / Doanh thu thuần
2.3 Phân tích ví dụ về EBIT margin
Chỉ số EBIT Margin được vận dụng theo cách sau:
Ví dụ theo báo cáo tài chính năm 2021 của Công ty A:
– Chỉ số EBIT = 9.962 tỷ đồng
– Lợi nhuận thuần = 44.829 tỷ đồng
=> EBIT Margin được tính như sau:
EBIT Margin = 9.962 tỷ đồng / 44.829 tỷ đồng = 0.22
3. Điểm cân bằng EBIT
Điểm cân bằng EBIT là gì?
Điểm cân bằng EBIT (điểm cân bằng lợi nhuận doanh nghiệp trước lãi vay và thuế) được xác định là điểm giao giữa các phương án tài trợ mà tại đó, bất kỳ EBIT theo phương án nào cũng đều có EPS tương đương nhau.
Điểm cân bằng EBIT được xác định theo công thức dưới đây:
Trong công thức này, có thể hiểu:
- EBITI là điểm cân bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
- I1: Phần lãi vay phải trả trong trường hợp tài trợ bằng phương án 1.
- I2: Phần lãi vay phải trả trong trường hợp tài trợ bằng phương án 2.
- t: Thuế suất thuế thu nhập của doanh nghiệp.
- SH1: Số cổ phần phổ thông lưu hành trong trường hợp tài trợ bằng phương án 1.
- SH2: Số cổ phần phổ thông lưu hành trong trường hợp tài trợ bằng phương án 2.
Ý nghĩa của điểm cân bằng EBIT:
Sau khi đã tính toán điểm cân bằng EBIT:
– Nếu như EBIT < EBITI thì tài trợ bằng cổ phiếu sẽ cho EPS lớn hơn tài trợ bằng nợ.
– Nếu như EBIT > EBITI thì tài trợ bằng nợ sẽ đem lại EPS lớn hơn tài trợ bằng cổ phiếu.
4. Cách vận dụng chỉ số EBIT để định giá cổ phiếu của doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính, EBIT là một trong những yếu tố cốt lõi giúp định giá doanh nghiệp và giá trị cổ phiếu của chính doanh nghiệp đó trên thị trường đầu tư. Chỉ số định giá cổ phiếu (EV/Ebit) được đính bằng giá trị của doanh nghiệp (không bao gồm cơ cấu vốn và tiền mặt) chia cho chỉ số EBIT của doanh nghiệp đó, cụ thể:
- EV/Ebit = Giá trị doanh nghiệp (EV) / Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)
Chỉ số EV/Ebit có nhiều điểm tương đồng với P/E có chỉnh sửa, là yếu tố quan trọng được đa số nhà đầu tư hiện nay sử dụng bởi nó có thể phân tích được vấn đề nợ hoặc tiền mặt trong doanh nghiệp.
5. Hạn chế của chỉ số EBIT
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội mà EBIT đem lại cho các nhà đầu tư, chỉ số này cũng có một số hạn chế cần lưu ý:
Thứ nhất, khấu hao tính trong EBIT có thể dẫn tới những kết quả không phù hợp nếu đem đi so sánh với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực.
Ví dụ, nhà đầu tư so sánh một công ty sở hữu lượng tài sản cố định lớn với một công ty sở hữu ít tài sản cố định. Khi đó, chi phí khấu hao làm giảm thu nhập ròng và lợi nhuận của công ty sở hữu ít tài sản cố định, dẫn tới kết quả so sánh không chính xác.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp có khoản nợ lớn sẽ đồng thời sở hữu chi phí lãi vay cao. Chỉ số EBIT lại loại trừ chi phí lãi vay dẫn tới tính toán làm tăng thu nhập tiềm năng của doanh nghiệp đó.
Thứ ba, EBIT không tính chỉ tiêu nợ nên nếu doanh nghiệp huy động nợ tăng lên khi gặp tình trạng thiếu dòng tiền có thể trở thành lỗ hổng lớn trong hoạt động phân tích của nhà đầu tư, gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cuối cùng, khi phân tích tài chính của những doanh nghiệp huy động nợ lớn, cần xem xét kỹ càng bảng cân đối kế toán bởi khi lãi suất tăng sẽ kéo theo chi phí lãi vay cùng tăng.
Kết luận:
Chỉ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế EBIT là thước đo hiệu quả hỗ trợ các nhà đầu tư đánh giá khách quan hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp trước khi đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nắm rõ khái niệm EBIT là gì cùng với việc tính toán kỹ lưỡng chỉ số EBIT và những chỉ số tài chính liên quan để có những thông tin toàn diện và chính xác hơn.
Chứng khoán cho người mới bắt đầu hy vọng các nhà đầu tư đã có được cho mình những lời giải đáp cần thiết về chỉ số Ebit là gì để phục vụ hoạt động đầu tư của mình.