SÀN UPCOM LÀ GÌ? CÁCH KIẾM TIỀN TRÊN SÀN UPCOM NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT 2022

0
1143
Sàn upcom là gì
Sàn upcom là gì

Sàn Upcom được nhận định là nơi “vàng thật, vàng thau lẫn lộn” tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng cũng chứa nhiều cơ hội làm giàu nhanh chóng. Do đó, sàn Upcom vẫn là mảnh đất màu mỡ thu hút các nhà đầu tư với rất nhiều khả năng kiếm lời hấp dẫn.

1. Sàn Upcom là gì

Sàn chứng khoán Upcom có tên gọi đầy đủ là Unlisted Public Company Market. Upcom được hiểu là sàn giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết trên thị trường.

Sàn Upcom tại Việt Nam được tổ chức tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Khi tham gia vào sàn Upcom, các công ty niêm yết ở sàn Upcom phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về thông báo thông tin nhất định, ví dụ như BCTC hàng năm. Tuy nhiên, xét về độ minh bạch cùng tính công khai, tính thanh khoản cũng như chất lượng của các doanh nghiệp tham gia thì vẫn chưa bằng HNX.

Các chuyên gia nhận định, giá cổ phiếu niêm yết tại sàn Upcom thường có biên độ giao động trong khoảng trên dưới 15% – biên độ lớn nhất trong 3 sàn giao dịch tại Việt Nam. Đương nhiên song song với biên độ lợi nhuận cao là những rủi ro tiềm ẩn lớn và dễ đầu cơ. Vì tính rủi ro khá cao nên cổ phiếu sàn Upcom thường không cao. Tuy vậy, vẫn tồn tại một số mã khá giàu tiềm năng có thể kể đến như: HVN, QNS, ACV,…

2. Sàn Upcom dành cho đối tượng nào?

2.1. Sàn Upcom ở đâu?

Sàn Upcom tại Việt Nam có trụ sở tổ chức tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đối với nhà đầu tư tại TP.HCM, bạn có thể mở tài khoản giao dịch thông qua các công ty chứng khoán tại TP.HCM mà không nhất thiết phải tới Hà Nội.

2.1.1.Sàn upcom Hà Nội

Sàn Upcom được thành lập ngày 24/06/2009 dưới sự quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (viết tắt là HNX). Năm 2005, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức hoạt động và là một trong các sở giao dịch chứng khoán của châu Á.

• Thông tin liên hệ với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội:

– Địa chỉ: Số 02 đường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

– Thời gian mở cửa: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

  • Buổi sáng: 09h45 – 12h30.
  • Buổi chiều: 14h00 – 17h00.

– Fanpage: https://www.facebook.com/HanoiStockExchange2005/

– Website: https://www.hnx.vn

Nhà đầu tư muốn giao dịch trên sàn Upcom cần mở tài khoản giao dịch thông qua các công ty chứng khoán. Sau đó, nhân viên môi giới chứng khoán tại các công ty trên sẽ hướng dẫn các bước tham gia giao dịch trên sàn Upcom.

• Dưới đây là danh sách một số công ty chứng khoán tại Hà Nội bạn có thể tham khảo:

– Công ty chứng khoán Bản Việt – Chi nhánh Hà Nội

+ Địa chỉ: 109 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

+ Website: https://www.vcsc.com.vn

– Công ty chứng khoán MB – Chi nhánh Hà Nội

+ Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Thăng Long – 98A đường Ngụy Như Kon Tum, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

+ Website: https://www.mbs.com.vn/

– Công ty chứng khoán Bảo Việt

+ Địa chỉ: 72 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

+ Website: https://www.bvsc.com.vn

– Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS)

+ Trụ sở: Tầng 1-5, Tòa nhà Unimex Hà Nội – 41 đường Ngô Quyền, Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

+ Phòng giao dịch: Tầng 3, Tòa nhà M5 – 91 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội

+ Website: https://www.shs.com.vn

2.2.2 Sàn Upcom TP.HCM

Sàn Upcom tại Việt Nam được quản lý bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Nhưng không có nghĩa là nhà đầu tư phải ra Hà Nội làm thủ tục mở tài khoản giao dịch mà có thể trực tiếp tham gia sàn Upcom tại TP.HCM thông qua việc mở tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán trên địa bàn TP.HCM.

Đối với các doanh nghiệp muốn niêm yết trên sàn Upcom, nên chuẩn bị các thủ tục và nhận hỗ trợ từ một công ty chứng khoán. Sau khi doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ để niêm yết trên sàn, mọi thông tin có thể gửi chuyển phát nhanh ra trụ sở quản lý ở Hà Nội.

• Dưới đây danh sách một số công ty chứng khoán tại TP.HCM có thể hỗ trợ nhà đầu tư tham gia sàn giao dịch Upcom:

– Công ty cổ phần chứng khoán SSI

+ Ðịa chỉ: 72 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM

– Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

+ Trụ sở chính: Tầng 5&6, Tòa nhà AB – 76 Lê Lai, Quận 1, TP.HCM.

+ Website: https://www.hsc.com.vn

– Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt

+ Địa chỉ: Tầng 1-2-3-4, Tòa nhà Viet Dragon – 141 đường Nguyễn Du, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM.

+ Website: https://www.vdsc.com.vn/

– Công ty cổ phần chứng khoán VnDirect

+ Địa chỉ: Tòa nhà THE 90th PASTEUR – 90 đường Pasteur, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

+ Website: https://www.vndirect.com.vn

2.2 Sàn upcom dành cho đối tượng nào?

Sàn Upcom đem đến nhiều cơ hội kiếm tiền hấp dẫn cho các nhà đầu tư (investor) và các nhà giao dịch (trader). Upcom phù hợp với mọi đối tượng và thu hút phần lớn các nhà đầu tư tham gia nhiều hơn là các nhà giao dịch.

Thông thường, các nhà đầu tư giao dịch trên sàn Upcom ưa chuộng hình thức giữ cổ phiếu trong thời gian dài và kiếm lời dựa trên những công ty có kế hoạch tăng trưởng dài hạn.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi phần lớn các công ty niêm yết trên sàn Upcom thường là những doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn so với những doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn HNX và HOSE. Do đó, tính thanh khoản cổ phiếu của các doanh nghiệp này thường không cao, dẫn đến việc các nhà đầu tư thường lựa chọn hình thức đầu tư dài hạn để chờ đợi tiềm năng tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp.

2.3 Sàn Upcom dành cho doanh nghiệp nào

Những doanh nghiệp muốn thực hiện đăng ký niêm yết trên sàn Upcom cần đáp ứng được 2 yếu tố cơ bản sau:

+ Công ty đại chúng không thực hiện niêm yết trên sàn giao dịch HNX và HOSE.

+ Chứng khoán của công ty phải được đăng ký lưu ký đầy đủ tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD).

• Dưới đây là danh sách một số doanh nghiệp đang niêm yết cổ phiếu trên sàn Upcom:

– Tập đoàn Vingroup: đơn vị cung cấp hàng loạt những dự án giàu tiềm năng như Vinhomes Riverside, Vinhomes Gardenia…

– CTCP Tài nguyên Masan và CTCP Hàng tiêu dùng Masan

– Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel

– CTCP Viễn thông FPT (FOX)

– CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS)

– CTCP Tập đoàn Lộc Trời

– Tổng CTCP May Việt Tiến (VGG)

– CTCP lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR),…

3. Sàn Upcom có tốt không

Sàn Upcom sở hữu nhiều ưu điểm khác biệt so với sàn HNX và HOSE, tuy nhiên cũng còn tồn tại một vài nhược điểm nhỏ cần cân nhắc:

3.1 Ưu điểm của sàn Upcom

Sàn giao dịch Upcom sở hữu lượng người chơi đông đảo với những lợi ích rõ ràng và thiết thực dành cho những công ty đang niêm yết cổ phiếu trên sàn. Lợi ích cụ thể như sau:

– Sàn Upcom được quản lý và tổ chức bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội – đơn vị uy tín trên toàn thị trường châu Á.

– Hoạt động giao dịch minh bạch giúp các nhà đầu tư hạn chế được rủi ro và đồng thời được đảm bảo quyền lợi khi giao dịch trên sàn.

– Dễ dàng tìm kiếm thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn Upcom qua hệ thống công bố thông tin chính thống, giúp quá trình tìm hiểu và nắm bắt thị trường nhanh hơn, hiệu quả hơn.

– Đảm bảo quá trình giao dịch an toàn và đơn giản cho cả người mua và người bán.

Khi công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn Upcom, lợi ích lớn nhất là có khả năng tiếp cận rộng rãi hơn với các nhà đầu tư so với việc niêm yết lên các sàn chứng khoán lớn như HNX và HOSE.

3.2 Nhược điểm của sàn Upcom

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội cho cả người bán và người mua, sàn Upcom vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và hạn chế mà khi tham gia giao dịch cần cân nhắc, đó là:

– Tuy sàn Upcom có tính minh bạch cao, nhưng khi so sánh với HNX và HOSE, tính công khai và chất lượng của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn Upcom vẫn chưa tốt bằng. Nhiều người đánh giá Upcom là một “mớ hỗn độn rác và kim cương”. Do đó, nhà đầu tư cần nhận định thật sự thận trọng mới có thể chọn lọc được những mã đáng giá để đầu tư dài hạn.

– Biên độ giao dịch của sàn Upcom rất lớn, vô tình khiến Upcom trở thành nơi để đầu cơ hơn là đầu tư. Phương châm đầu tư chính tại Upcom là “được ăn cả, ngã về không” nên đa số các nhà đầu tư thường “tất tay”. Nếu may mắn chọn đúng mã tốt, nhà đầu tư có thể làm giàu rất nhanh và ngược lại, nếu chọn sai thì nguy cơ mất trắng là rất cao.

4. Có nên mua cổ phiếu sàn Upcom

Thực tế rất khó để đưa ra một câu trả lời thực sự chính xác cho câu hỏi có nên mua cổ phiếu sàn Upcom hay không. Bởi lẽ, quá trình đầu tư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: khẩu vị đầu tư, sự nghiên cứu, kế hoạch, chiến lược đầu tư,…

Trong đầu tư, bạn sẽ không thể thu được lợi nhuận tốt nếu không dành thời gian nghiên cứu và trau dồi thêm kinh nghiệm. Do đó, lựa chọn cổ phiếu phù hợp với mục tiêu đầu tư và đưa ra những nhận định đúng đắn là điều rất quan trọng đối với kết quả đầu tư.

Nếu bạn muốn đầu tư cổ phiếu sàn Upcom, lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng thị trường trước khi đưa ra quyết định.

5. Giao dịch sàn upcom thế nào

5.1 Cách giao dịch trên sàn Upcom

5.2 Thời gian giao dịch

Kết cấu phiên GD Phương thức GD Loại chứng khoán GD Loại lệnh
Phiên Thời gian
Phiên sáng 9h00 – 11h30 Khớp lệnh liên tục Cổ phiếu LO
9h00 – 11h30 Khớp lệnh thỏa thuận Cổ phiếu Thỏa thuận
Tạm dừng giữa phiên 11h30 – 13h  
Phiên chiều 13h00 – 15h00 Khớp lệnh liên tục Cổ phiếu LO
13h00 – 15h00 Khớp lệnh thỏa thuận Cổ phiếu Thỏa thuận

5.3 Nguyên tắc khớp lệnh

Nhà đầu tư và nhà giao dịch nên ưu tiên cân nhắc về giá và ưu tiên về thời gian.

5.4 Biên độ giao động sàn Upcom

– Biên độ giao động giá chứng khoán đăng ký khi giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội là ±15%.

– Biên độ giao động giá cổ phiếu mới đăng ký giao dịch trong ngày giao dịch đầu tiên hoặc cổ phiếu không có giao dịch trên 25 phiên giao dịch liên tiếp là ±40% khi so sánh với giá tham chiếu.

– Biên độ dao động giá đối với trường hợp trả cổ tức hoặc thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu vào ngày giao dịch không hưởng quyền hoặc trả cổ tức bằng tiền mặt lớn hơn hoặc bằng giá bình quân gia quyền của cổ phiếu quỹ tại ngày giao dịch liền trước ngày giao dịch không hưởng quyền – ngày chia là ± 40% giá tham chiếu.

Không có quy định đối với trái phiếu.

5.5 Sàn Upcom mua tối thiểu bao nhiêu cổ phiếu

Đối với lô chẵn: mua theo lô 100 cổ phiếu hoặc trái phiếu.

Đối với lô lẻ: giao dịch từ 1 đến 99 cổ phiếu được thực hiện theo cả hai phương thức: khớp lệnh và thỏa thuận.

Đối với giao dịch thỏa thuận thì không có quy định.

Trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới đăng ký, hoặc ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu không có khối lượng giao dịch trên hai mươi lăm (25) phiên liên tục, chỉ được nhận lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục, không thực hiện chấp nhận lệnh giao dịch theo phương thức giao dịch thỏa thuận và giao dịch lô lẻ cho đến khi xác lập giá tham chiếu từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục.

5.6 Lệnh giao dịch

Lệnh giao dịch áp dụng trên sàn Upcom gồm 2 phương thức: khớp lệnh và thỏa thuận.

Phương thức khớp lệnh được thực hiện dựa trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán ngay khi nhập lệnh vào hệ thống đăng ký giao dịch.

Phương thức thỏa thuận được thực hiện khi các bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận các điều kiện với nhau và xác nhận thông qua hệ thống giao dịch của sàn Upcom.

5.7 Giá tham chiếu

• Giá tham chiếu trên sàn Upcom là mức giá cơ sở để tính toán giới hạn giao động mức giá cổ phiếu ở trong một phiên giao dịch. Sở giao dịch chứng khoán là đơn vị công bố giá tham chiếu hàng ngày của tất cả các cổ phiếu đang giao dịch.

• Giá tham chiếu của cổ phiếu trên sàn Upcom được tính theo bình quân gia quyền của giá giao dịch lô chẵn thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục trong ngày gần nhất.

• Trong trường hợp cổ phiếu mới đăng ký giao dịch, giá tham chiếu được xác định ở ngày giao dịch đầu tiên là do đề xuất của tổ chức đăng ký giao dịch và được Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phê duyệt.

• Trong trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký bán đấu giá cổ phần thông qua Sở giao dịch chứng khoán đồng thời cùng với đăng ký giao dịch trên hệ thống của sàn Upcom, giá tham chiếu cho ngày giao dịch đầu tiên được tính theo kết quả đấu giá thành công bình quân của cuộc đấu giá công khai (đối với trường hợp bán đấu giá) hoặc giá dành cho nhà đầu tư (đối với hình thức chào bán dựng sổ).

• Trong trường hợp giao dịch chứng khoán mà không kèm theo các quyền lợi và hưởng cổ tức, giá tham chiếu không được xác định theo nguyên tắc lấy mức giá bình quân gia quyền của ngày thực hiện giao dịch gần nhất mà điều chỉnh theo giá trị cổ tức thực nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo, trừ các trường hợp dưới đây:

– Doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi;

– Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu với giá phát hành cao hơn giá bình quân gia quyền của ngày giao dịch ngay trước ngày giao dịch không hưởng quyền sau khi điều chỉnh các quyền khác (nếu có).

– Doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt lớn hơn hoặc bằng giá bình quân gia quyền của cổ phiếu vào ngày giao dịch liền kề trước ngày giao dịch không hưởng quyền.

– Doanh nghiệp trả cổ tức hoặc thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu.

Trường hợp tách, gộp cổ phần, giá tham chiếu tại ngày thay đổi được xác định theo nguyên tắc lấy giá bình quân của ngày giao dịch trước ngày tách, ghép và điều chỉnh theo tỷ lệ tách và hợp nhất cổ phần.

Trong một số trường hợp cần thiết khác hoặc khi phân bảng thị trường, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội có thể áp dụng cách xác định giá tham chiếu khác khi đã được sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

5.8 Giá đóng cửa sàn Upcom

Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất tại sàn (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu là cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Vì giá tham chiếu màu vàng nên thường có tên gọi khác là Giá vàng.

Đối với sàn UPCOM, giá tham chiếu (giá đóng cửa sàn) được tính bằng mức giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

5.9 Sửa, hủy lệnh giao dịch sàn Upcom

Sửa và hủy lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục trên sàn Upcom chỉ có hiệu lực khi lệnh gốc chưa thực hiện hoặc một phần còn lại của lệnh gốc chưa hoàn thiện.

Lệnh giới hạn cho phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian đang tiến hành giao dịch. Lệnh được xác định thứ tự ưu tiên như sau:

+ Trong trường hợp giảm khối lượng, thứ tự ưu tiên của lệnh không thay đổi.

+ Bắt đầu tính thứ tự ưu tiên của lệnh khi nhập lệnh sửa vào hệ thống giao dịch Upcom.

+ Không được hủy bỏ giao dịch thỏa thuận đã thực hiện trên hệ thống của Upcom.

Trong thời gian thực hiện giao dịch, nếu như đại diện giao dịch nhập sai giao dịch đã thỏa thuận của nhà đầu tư, phía đại diện giao dịch sẽ được phép chỉnh sửa giao dịch nếu xuất trình lệnh gốc của nhà đầu tư và phải được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận giao dịch đó.

Việc sửa giao dịch thỏa thuận cần tuân thủ đầy đủ Quy trình sửa giao dịch thỏa thuận đã được ban hành bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

6. Chỉ số Upcom Premium là gì

Chỉ số Upcom Premium Index là chỉ số giá của toàn bộ cổ phiếu đã được chọn vào bảng Upcom Premium. Bảng này được tính toán dựa trên giá trị vốn hóa thị trường có thực hiện điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của các công ty có trong bảng.

Hiểu đơn giản hơn, Upcom Premium là chỉ số được tạo ra bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với yêu cầu nghiêm ngặt hơn và đánh giá cao hơn so với mặt bằng trung bình của các cổ phiếu khác trên sàn giao dịch Upcom.

Các cổ phiếu được lựa chọn nâng cấp lên Upcom Premium cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về tình hình tài chính và có ý thức tuân thủ những quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, cụ thể như sau:

– Về tiêu chuẩn định lượng:

+ Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng trở lên.

+ Hoạt động kinh doanh tại năm liền trước có lãi và không có lỗ lũy kế.

+ Vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên + ROE năm trước lớn hơn 5% và không có lỗ lũy kế.

– Về tiêu chuẩn định tính: Doanh nghiệp phải công bố thông tin báo cáo tài chính năm đã kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét (nếu có) của năm gần đây nhất theo đúng như thời hạn quy định.

Nhằm giúp các nhà đầu tư quan sát và phân tích hiệu quả hơn, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chia các mã chứng khoán trên sàn Upcom theo 3 nhóm dựa trên quy mô, bao gồm: Upcom Large, Upcom Medium và Upcom Small.

Upcom Large: bao gồm những cổ phiếu có vốn chủ sở hữu lớn hơn hoặc bằng 1.000 tỷ đồng.

Upcom Medium: bao gồm những cổ phiếu có vốn chủ sở hữu từ 300 – 1.000 tỷ đồng.

Upcom Small: bao gồm những cổ phiếu có vốn chủ sở hữu từ 10 – 300 tỷ đồng.

Để xem các chỉ số và mã của mỗi nhóm cổ phiếu Upcom, bạn có thể truy cập vào https://banggia.hnx.vn/ > Click vào Cổ phiếu Upcom.

7. Kinh nghiệm mua cổ phiếu sàn Upcom

Đối với nhiều nhà đầu tư, sàn Upcom còn là mảnh đất khá mới mẻ và tồn tại nhiều rủi ro, biến động cao rất cần sự cân nhắc kỹ lưỡng. Nhận định trong 6 tháng đầu năm, đã có gần 80% số mã tăng từ 100% đều ở sàn Upcom.

https://lh6.googleusercontent.com/PaJ-24mnMhPjbG4G8dnaDJ48b7_6Ln2BJUKN5cFAX473DEcTzYTvU_UUKBxnoExprXWDk60YkwdSycxUXG3Iwr9iSRNrwiNrGeL94iqg28RagGEWTZfwYrftBJggLBmY2uJpmpVq

Đúng như các chuyên gia nhận định, Upcom là nơi “vàng thật, vàng thau lẫn lộn”, tuy nhiên nếu nhận định kỹ lưỡng, Upcom vẫn là sàn giao dịch với nhiều mã hấp dẫn giúp các nhà đầu tư cá nhân và cả các quỹ có cơ hội mua vào với giá thấp.

Theo như Warren Buffett, tại sàn Upcom, nhà đầu tư cá nhân sẽ có lợi hơn các quỹ, tổ chức đầu tư vì vốn hóa nhỏ có thể dễ dàng tìm được nhiều cổ phiếu phù hợp hơn với số vốn nhỏ.

Theo Chứng khoán cho người mới bắt đầu đề xuất, đối với những nhà đầu tư mới bắt đầu, bạn nên xây dựng một chiến lược đầu tư thận trọng và tính toán kỹ những phương án an toàn cho bản thân khi tham gia sàn Upcom:

+ Ưu tiên mua cổ phiếu từ những doanh nghiệp công bố thông tin công khai, rõ ràng và minh bạch.

+ Ưu tiên mua những cổ phiếu của những doanh nghiệp có hướng phát triển tốt, mức giá mua vào hợp lý.

+ Tránh xa những loại cổ phiếu không rõ ràng.

+ Đưa ra phương án phòng ngừa rủi ro cho bản thân và cắt lỗ sớm.

8. Một số cổ phiếu sàn Upcom

STT Mã CK Tên tổ chức phát hành Ngày GD đầu tiên ▲ Khối lượng ĐKGD KLLH (Cổ phiếu)
1 TLT CTCP Viglacera Thăng Long 08/12/2006 6.989.800 6.989.800
2 V11 CTCP Xây dựng số 11 15/12/2008 8.399.889 8.399.889
3 DDN CTCP Dược – Thiết bị y tế Đà Nẵng 24/06/2009 12.134.474 12.134.474
4 TGP CTCP Trường Phú 24/06/2009 10.000.000 9.992.500
5 CFC Công ty cổ phần Cafico Việt Nam 24/06/2009 2.234.280 2.234.280
6 HIG CTCP Tập Đoàn HIPT 24/06/2009 22.559.030 20.619.187
7 ABI CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông Nghiệp 16/07/2009 38.000.000 36.841.800
8 VTA CTCP Vitaly 06/08/2009 8.000.000 8.000.000
9 TNM CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng công trình 27/10/2009 5.800.000 5.787.040
10 GTH CTCP Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế 28/10/2009 2.735.500 2.735.500

Hy vọng với những thông tin toàn diện và chi tiết nhất về sàn UPCOM, bạn đã trang bị thêm cho bản thân những kiến thức cơ bản về cổ phiếu sàn Upcom cũng như phương thức giao dịch và cách đầu tư hiệu quả nhất. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết bổ ích tại Chứng khoán cho người mới bắt đầu được cập nhật liên tục với những xu hướng, nhận định đầu tư mới nhất, hiệu quả nhất.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây